Vì sao lõi Trái đất đang quay chậm lại?

Phần lõi rắn bên trong của Trái đất được bao phủ bởi lớp vỏ bên ngoài cấu thành bởi chất lỏng. Điều này cho phép lõi rắn quay với tốc độ khác so với tốc độ quay của Trái đất.


Các lớp vỏ Trái đất. (Ảnh: Canva).

Các phép đo đạc và tính toán chỉ ra rằng phần lõi vật chất rắn phía trong của Trái đất đang quay chậm lại trong những thập kỷ gần đây, theo Guardian.

Phát hiện nói trên giúp giải thích cho hiện tượng thay đổi về độ dài ngày - đêm và chênh lệch trong từ trường của Trái đất.


Lõi rắn phía trong của Trái đất được dự báo sẽ quay chậm hơn cả phần lõi lỏng phía ngoài. (Ảnh: New York Times).

Phần lõi rắn bên trong của Trái đất được bao phủ bởi lớp vỏ bên ngoài cấu thành bởi chất lỏng. Trước đây, tốc độ quay của lõi rắn nhanh hơn so với phần lõi lỏng.

Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, phần lõi rắn dần quay chậm lại và có xu hướng sẽ quay chậm hơn lớp vỏ lỏng.

Vòng quay của phần lõi rắn chịu tác dụng bởi từ trường được tạo ra ở lõi ngoài, đồng thời được cân bằng bởi các hiệu ứng hấp dẫn trong lớp phủ của Trái đất.

Bằng cách phân tích những luồng sóng địa chấn của trận động đất truyền qua lõi bên trong, các nhà nghiên cứu có thể tính toán được tốc độ quay của lõi bên trong đã thay đổi như thế nào kể từ thập niên 1960.

Giới khoa học phát hiện rằng sóng địa chấn có xu hướng dao động theo một chu kỳ giống nhau kể từ khoảng năm 2009, cho thấy rằng vòng quay của lõi bên trong đã tạm dừng. Dữ liệu cho thấy hiện tượng tương tự từng xảy ra vào đầu những năm 1970.

Phát hiện mới, được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các lớp khác nhau của Trái đất.

Đồng thời, nghiên cứu phần nào chỉ ra tác động mà các quá trình sâu bên trong Trái đất có thể gây ra trên bề mặt, bao gồm cả việc tăng dần độ dài của các ngày. Cụ thể, kể từ năm 2020, mỗi năm sẽ kéo dài thêm 1/1000 giây.

Zing