Top 10 vị thần và nữ thần Ai Cập cổ đại được tôn thờ nhất

Nền văn minh Ai Cập cổ đại chưa đựng nhiều bí mật thu hút các nhà khảo cổ học luôn cố gắng tìm kiếm .Trải dài dọc theo bờ sông Nile, vùng đất này mang trong minh toàn bộ dòng chảy của lịch sử cổ đại và cả hiện đại. Khoảng 3100 năm trước Công nguyên, sau khi thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, các vị pharaoh trở thành những nhà lãnh đạo tối cao trong nghi lễ và tôn giáo của người Ai Cập cổ. Các vị thần Ai Cập giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong tâm linh của người Ai Cập cổ đại. Họ là đại diện  của thế giới tự nhiên vốn nhiều kỳ bí vì thế mọi người đều tôn kính và không ai muốn chọc giận họ.

Hãy cùng khám phá mãi tìm hiểu về 10 vị thần/nữ tần được tôn sung nhất trong thế giới Ai Cập cổ đại:

1.      AMUN RA: Vị thần tối cao, Đấng Sáng tạo, Vua của các vị thần

AMUN RA: Vị thần tối cao, Đấng Sáng tạo, Vua của các vị thần

Cũng giống như thần Zeus đối với người Hy Lạp, thần Amun-Ra hay Amon của Ai Cập được coi là vua của các vị thần và nữ thần. Ngài trở thành Amun-Ra sau khi hợp nhất với thầnmặt trời Ra. Ngài được cho là cha của các pharaoh. Amun và Mut cùng với con trai Khonsu, thầnmặttrăng, là những vị thần được thờ phụng khắp Ai Cập cổ đại. Amun không chỉ được tôn thờ ở Ai Cập, mà cả bên ngoài lãnh thổ Ai Cập.

2.      MUT: Mẹ của các nữ thần

MUT: Mẹ của các nữ thần

Mut có nghĩa là “mẹ” trongtiếng Ai Cập. Mut là một vị thần nguyên thủy, đeo hai vương miện trênđầu, tượng trưng cho Thượng và Hạ Ai Cập. Người ta dùng hình tượng con kền kền hoặc hình mèo, rắn để diễn tả thần Mut

3.      Osiris: Vua của sự sống

Osiris: Vua của sự sống

Được biết đến là con trưởng của thần đất Zeb và nữ thần bầu trời Nut, Osiris được tôn thờ như vua của thế giới bên kia vì người Ai Cập cổ đại tin rằng có sự sống sau khi chết. Thường được miêu tả với làn da màu xanh lá cây, Osiris là vị thần thực vật biểu thị sự sự sống và suh trưởng  và được cho là người mang đến phù sa màu mỡ và tạo nên sự trù phú cho cuộc sống  quanh bờ sông Nile. Osiris kết hôn với chị gái của mình là Isis và bị anh trai Seth sát hại. Tuy nhiên sau đó Osiris được tái sinh nhờ phép thuật của Isis. Sau này, Horus- con trai của Osiris và Isis, đã báo thù cho cha và trở thành một trong những vị pharoah nổi tiếng của Ai Cập . Osiris trở thành vua cai quản pharaoh và người dân ở thế giới bên kia

4.      Anubis : Vị thần ướp xác

Anubis : Vị thần ướp xác

Trước khi Osiris tiếp quản, Anubis đã cai quản thế giới bên kia. Ông là con đẻ của Ra và Nephthys. Ông được biết đến là người chuyên thực hiện việc ướp xác người chết và hướng linh hồn của họ về thế giới bên kia. Anubis được miêu tả có làn da màu đen, tượng trưng cho những lớp trầm tích của sông Nile khiến vùng đất trở nên màu mỡ, với cái đầu của chó rừng và cơ thể của một người đàn ông.

5.      RA: Vị thần mặt trời

RA: Vị thần mặt trời

Thần mặt trời RA có tầm ảnh hưởng rất lớn trong tín ngưỡng của người Ai Cập. RA được miêu tả có đầu chim ưng và có một đĩa mặt trời quanh đầu. Trong tư duy của người Ai Cập tin rằng RA là vị thần đã kiến tạo ra thế giới này.Mỗi bình minh và hoàng hôn được xem là một quá trình đổi mới. Thần RA còn đại diện cho ánh sáng và sự đổi mới.

6.      Horus: Vị thần báo thù

Horus: Vị thần báo thù

Vị thần Horus có một vị trí đặc biệt trong tâm linh của người Ai Cập cổ đại. Horus  được đầu thai là con của Osiris và Isis, ông đã báo thù cho cha mình và cai trị Ai Cập. Theo truyền thuyết, ông  cũng được coi là con của  thần đất Zeb và nữ thần  bầu trời Nut, được miêu tả là vị thần đầu chim ưng với vương miện đỏ và trắng được tôn thờ như thần của bầu trời, chiến tranh và ánh sáng.

7.      Thoth:  Vị thần trí tuệ

Thoth:  Vị thần trí tuệ

Được xem như trọng tài giải quyết  các tranh chấp giữa thiện và ác,ông đại diện cho sự lỗi lạc và trí tuệ. Người Ai Cập cổ cho rằng ông chính là đại diện cho trí tuệ với sự uyên thâm cả về khoa học, triết học và ma thuật. Thần Thoth được miêu tả là vị thần đầu khỉ là vị thần thông thái nhất trong lịch sử cổ đại. Ông cũng được coi là thần mặt trăng cai quản thời gian.Thần Thoth được biết đến người đã tạo ra lịch 365 ngày.

8.      Hathor: Nữ thần của Tình mẫu tử

 Hathor: Nữ thần của Tình mẫu tử

Được gọi là Nữ chủ nhân của Thiên đường, Hathor đón nhận người chết vào thế giới bên kia. Được  sinh ra từ Ra, Hathor là đại diện cho tình mẫu tử và sự dịu dàng, nữ tính. Người Ai Cập cổ đại còn xem nàng như nữ thần âm nhạc và khiêu vũ. Hathor được biết đến như  người bảo trợ,nâng đỡ,mang đến phước lành,bình an cho phụ nữ trong khi mang thai và sinh nở. Sự lương thiện, khiêm tốn và tốt bụng  Hathor còn được biết đến với cái tên Lady of Heaven ( Mẹ thiên đường), Earth (Đất mẹ)

9.      Sekhmet: Nữ thần chiến tranh

Sekhmet: Nữ thần chiến tranh

Vị thần chỉ đường và bảo vệ các pharaoh trong chiến tranh, Sekhmet, là con gái của thần Ra, được miêu tả có đầu sư tử và được biết đến với tính cách mạnh mẽ, hung dữ.  Bà còn biết đến là vị thần Sức mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi kẻ thù. Sekhmet đội trên đầu một đĩa mặt trời và  một con rắn hổ mang biểu trưng cho hoàng gia Ai Cập.

10.  Geb: Thần Đất

Geb: Thần Đất

Thần Geb đại diện cho mùa màng và y thuật, mang lại nguồn thức ăn cho người dân và chữa lành bệnh tật cho họ. Được miêu tả với một con ngỗng trên đầu , thần Geb có râu ria xồm xoàm, gây ra động đất mỗi khi cười. Ông là con trai của Shu (thần gió) và Tefnut (nữ thầ độ ẩm ). Người Ai Cập cổ đại tin rằng ông giữ lại linh hồn của kẻ ác, không cho họ sang thế giới bên kia

Kết luận: Đối với người Ai Cập cổ đại, mỗi một vị thần đều gắn liền với cuộc sống tâm linh, tình cảm của con người, được sinh ra theo đức tin và mong ước của người Ai Cập về cuộc sống an lành, mong muốn giữ những điều tốt đẹp, trừng trị cái ác, mong được bảo vệ và ban phước lành.Trên đây chúng tôi đã liệt kê 10 vị thần có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử người Ai Cập. Bạn biết thêm vị thần nào có tầm ảnh hưởng lớn đến tâm linh người Ai Cập, vui lòng đóng góp bên dưới phần comment. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

Theo khamphamai.com dịch bài.