Hướng dẫn mẹo nhỏ để gia đình luôn hạnh phúc (P1)

  • 1

    Phải dành thời gian để gần gũi nhau:

    Hãy tận dụng sáng thứ bảy hoặc chủ nhật để kéo bọn trẻ lên giường cùng nằm với bạn khoảng 15 phút. Bạn thấy đấy, hầu hết các buổi sáng trong tuần, không mẹ thì bố phải bật dậy, nhảy vội ra khỏi giường, chạy đến từng phòng đánh thức mọi người sao cho kịp giờ đến trường, đến chỗ làm; thậm chí còn không kịp ăn sáng. Vì vậy, hãy sắp xếp một lần mỗi tuần, đừng lên lịch và vội rời khỏi nhà sớm vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật mà hãy thư giãn bên vợ và các con.

  • 2

    Nhạc êm dịu

    Đây là một mẹo do những người làm chương trình ti vi cũng như những nhà kinh doanh đưa ra: dùng nhạc nền để tác động vào tâm trạng của người xem. Một khi không khí trong phòng đang căng thẳng, mọi người đều cảm thấy ngột ngạt; bạn hãy bật nhạc êm dịu và quan sát, bạn sẽ thấy vẻ mặt của mọi người đều giãn ra, bình tĩnh trở lại.

  • 3

    Hít thở sâu

    Mỗi khi bạn có cảm giác là mình chuẩn bị bốc hoả lên đầu vì bọn trẻ thì hãy hít thở sâu chậm rãi 3 lần liên tiếp để tự làm nguội mình. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hít thở sâu có tác dụng như máy làm lạnh, không những ở người lớn mà cả trẻ con. Có lần một bà mẹ thường luyện tập hít thở sâu đã chứng kiến đứa con gái 6 tuổi của mình cũng làm như vậy để thoát khỏi cuộc chiến giành đồ chơi với em trai. Và khi bà nổi giận nạt nộ bọn trẻ thì chính cô bé đã nhắc mẹ “Mẹ ơi, hãy hít thở sâu vào”.

  • 4

    Những lời khen ngợi gián tiếp

    Không nên lúc nào cũng khen ngợi trẻ ngay trước mặt chúng, thỉnh thoảng bạn nên tạo tình huống để trẻ nghe “lỏm” được câu chuyện của bạn và người khác trong đó có nhắc đến và khen ngợi chúng. Một số trẻ nghĩ những lời khen ngợi trực tiếp chỉ là những câu sáo rỗng và giả đối. Nhưng đối với những lời khen mà chúng vô tình nghe được lại là động lực tuyệt vời để hình thành lòng tự trọng vì trẻ biết rằng đó mới là những lời khen thực sự xuất phát tận đáy lòng.

  • 5

    Nói chuyện trong bữa ăn

    Nếu trong bữa ăn của gia đình lại trở thành một cuộc thi hét xem ai nói to nhất thì quả là tai hại, hãy cố thực hiện chiến lược sau. Đặt một cái khăn ăn màu đỏ lên bàn ăn và chuyền vòng quanh trong suốt bữa ăn. Cái khăn đến chỗ của ai thì người đó được quyền nói mà không sợ bị người khác cướp lời. Đây là một cách rất cụ thể có thể áp dụng đối với cả với các bé nhỏ hơn để chúng tập nghe, tập nói về những việc làm trong ngày và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

  • 6

    Tránh sự mệt mỏi sau bữa tiệc

    Mọi người đều cố sức góp phần chăm lo cho bữa tiệc sinh nhật của bé thật vui vẻ, và rồi cuộc vui nào cũng tàn và ai nấy cảm thấy mệt rũ người vì việc tổ chức sinh nhật cho một đứa nhóc con. Vị khách cuối cùng rời khỏi bàn tiệc thì bạn cũng nên dẫn bé rời khỏi nhà. Trong bữa tiệc chắc bé ham vui cũng không ăn được gì nhiều, vậy thì tại sao không cùng bé đi ăn món ăn mà bé ưa thích, ghé thăm nhà hàng xóm hoặc đi tản bộ… Có như vậy, những giây phút hào hứng của bữa tiệc mới kéo dài và không bị cắt đứt đột ngột. Và nhờ thế mà khi trở về nhà trẻ sẽ bình thường và bạn cũng không quá mệt mỏi trong việc dọn dẹp bãi chiến trường.

  • 7

    Hát ru

    Hầu hết các vị phụ huynh đều tự tạo một thói quen hát hoặc kể chuyện trước khi bé đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru không cần phải quá cầu kỳ mà quan trọng là bạn hát như thế nào. Bạn biết đấy, vào cuối ngày, thật miễn cưỡng và nhàm chán khi phải cất tiếng hát “… cá vàng bơi trong bể…”; vậy, chỉ cần hát những bài đơn giản như các bài nhạc của trẻ con. Vậy thì tại sao bạn không tự nghĩ ra lời bài hát trẻ con và ráp vào giai điệu của một bài nhạc nào đó mà bạn ưa thích, bạn vừa có thể ru bé ngủ vừa giảm căng thẳng cho bản thân.

  • 8

    Kiểm tra

    Chiến lược này tuy đơn giản nhưng lại giúp cho các mối quan hệ trong gia đình thân mật và hợp tác hơn. Mỗi khi khuyên răng bé điều gì bạn nên yêu cầu bé lặp lại. “Ba mới nói chuyện gì với con vậy?”. Cha mẹ thường rất ngạc nhiên khi thấy phân nửa số lần được yêu cầu lặp lại những gì cha mẹ vừa nói thì dường như trẻ không nhớ gì cả. Cần phảI nói chậm rãi “Xem tivi đến 8 giờ thì đi ôn bài” và đừng quay đi ngay, hãy đợi phản ứng của nó “Con không thể coi đến 9 giờ sao?”. Cố giảm bớt những tình huống giao tiếp sai vì như vậy sẽ làm cho mọi người bực mình.

  • 9

    Trò chơi không bao giờ chấm dứt

    Mỗi ngày bỏ ra 10 phút để cùng chơi với trẻ, trò nào mà ngày nào chơi cũng không chán, chơi cờ cá ngựa, đô mi nô hoặc cờ triệu phú, chơi xếp hình, đọc truyện. Những hoạt động giải trí lành mạnh này sẽ thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, đồng thời là biện pháp giảm bớt những căng thẳng và mệt nhọc mà mọi người đã trải qua trong ngày.

  • 10

    Thỉnh thoảng 1 lần

    Một tuần một lần, cho trẻ 1 tiếng đồng hồ để yêu cầu bạn làm bất cứ điều gì cho chúng. Ví dụ, bé gái 3 tuổi thích mẹ ngồI chơi may quần áo cho búp bê vào tối thứ ba, đứa con lớn lạI thích chơi xếp hình hoặc vẽ trên máy vi tính cùng với bố vào tốI thứ năm. Khi mỗI đứa trẻ biết rằng  bố mẹ giành mộ khoảng thời gian cho riêng chúng  thì chúng sẽ học được cách tôn trọng những giây phút riêng tư hoặc quý giá của ngườI khác.

KhamPhaMai.com