Hốt hoảng vì anh rể trộm đồ lót

Anh rể em là một người rất hiền lành. Anh yêu thương vợ con. Chị gái em chưa bao giờ phàn nàn về anh rể, ngược lại còn tỏ ra rất yêu và tự hào về chồng. Chúng em cũng vậy. Thế nhưng gần đây, sau thời gian lên nhà ở cùng chị gái để tiện việc đi học, em đã phát hiện ra mình rất hay bị mất đồ lót. Thế rồi một ngày tình cờ thấy anh rể trong phòng em (em và cháu lớn ở chung phòng và mọi người vẫn ra vào phòng thường xuyên), thấy rõ anh rể giấu vội chiếc quần lót của em vào túi.

Em đã rất hốt hoảng nhưng giả vờ như không thấy để mọi chuyện yên bình. Nhưng kể từ đó em sống trong thấp thỏm, lo âu. Anh rể không có biểu hiện gì. Ngày ngày vẫn vậy, không có gì thái quá. Còn em thì tìm cách lần trốn nhiều hơn và không còn tự nhiên như xưa nữa. Em đã từng đọc báo về trường hợp ăn trộm đồ lót. Nhưng em không hiểu rõ anh rể em có phải bị bệnh đó không? Em nên ứng xử sao đây thưa bác sĩ?

thuyphuong... @gmail.com


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Hạnh Phúc trả lời:

Những rối loạn tâm thần về mặt tình dục có thể khiến người bệnh bị chính những người thân thiết nhất cảm thấy ghê sợ, xa lánh. Thực ra, đừng nên lên án họ mà hãy coi đó là người có bệnh cần chữa.

Trong tình dục học, anh rể của em được coi là mắc bệnh lệch lạc tình dục (sexual deration). Căn bệnh mê đồ lót (fetishist) là bệnh thuộc hàng tương đối nhẹ. Hơi hướng đàn bà (không phải vợ) sẽ làm anh rể em bị kích thích đến tột độ và "hỏa tiễn" sẽ phóng ra nhanh chóng. Xong việc, anh ta ném chiếc quần lót đó vào sọt rác và đi tìm một món mới.

Hành vi lệch chuẩn xuất phát từ ý thức lệch chuẩn nảy sinh do rối loạn tâm thần. Những bất thường về hành vi, nhận thức liên quan đến tình dục muốn được điều trị thì phải có sự phối hợp giữa hai bên: điều trị của BS và sự hỗ trợ về tâm lý. Mục đích của điều trị tâm lý là tìm ra những ý thức lệch chuẩn và dần đưa nó về gần với chuẩn mực chung của xã hội”

Cần lưu ý rằng, những rối loạn tâm thần liên quan đến tình dục nếu không được can thiệp thường khiến người bệnh gặp rắc rối trong đời sống gia đình, có khi còn phải đối mặt với pháp luật. Em nên tìm cách nói chuyện với chị gái và khuyên chị gái của em đưa anh đến một bác sĩ tâm lý để chữa tâm lý trị liệu chứng bệnh này. 

Về phần mình, nếu em đã có hiểu biết đúng thì không nên quá lo sợ mà ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ. Như đã nói, nó đơn thuần là một loại bệnh cần chữa. Mà đã là bệnh thì đơn thuần chỉ nên nhìn nhận nó ở khía cạnh sức khỏe, y học, chứ đừng quy kết đánh giá nó về mặt đạo đức mà tội nghiệp cho anh rể em.

BS Hạnh Phúc

KhamPhaMai.com