Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tẩy trắng răng?

Nhu cầu tẩy trắng răng với con người trong xã hội hiện đại là rất lớn nhưng không phải ai cũng biết cách thức và những chuyện sẽ xảy ra khi chúng ta làm việc này.

Bàn chải điện hay bàn chải truyền thống tốt cho răng miệng hơn?

Tại sao răng có màu trắng?

Răng của chúng ta được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau. Trong đó, nó có 2 lớp cứng bê ngoài gồm men răng ở ngoài cùng và ngà răng ở bên trong. Lớp trong cùng là các mô mềm.

Men răng là lớp cứng nhất của răng bởi các thành phần hóa học đặc biệt. Men, giống như xương của chúng ta, được cấu tạo bởi một lượng lớn canxi ở dạng hydroxyapatite. Chất này ở trạng thái tự nhiên có màu trắng và đó là lý do tại sao răng của chúng ta có màu trắng. Tuy nhiên, theo tuổi tác, sự hao mòn cũng như việc tiêu thụ các chất tạo sắc tố có trong trà, cafe, rượu, thuốc lá khiến độ trắng của răng giảm sút và chúng có thể chuyển sang màu hơi vàng.

Các loại vết bẩn trên răng

Các hợp chất màu mà chúng ta cảm nhận được là vết bẩn về cơ bản là tế bào sắc tố và thường có màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Trong đó, vết bản trên răng được chia làm 2 loại: bên ngoài và bên trong.


Làm trắng răng ra đời từ rất lâu.

Tẩy trắng răng bằng hóa chất

Vết ố hay sắc tố răng về cơ bản là những hợp chất có màu sẫm. Các chất nhiễm sắc gây ra vết bẩn bên ngoài chứa các liên kết đôi liên hợp. Trong khi đó các chất nhiễm sắc gây ra vết bẩn bên trong thường có kim loại trong cấu trúc hóa học của chúng.

Các Peroxit như hydrogen peroxide và carbamide peroxide là những chất tẩy trắng răng phổ biến nhất. Tẩy trắng răng về cơ bản là một phản ứng oxy hóa. Trong đó, chất tẩy trắng (hydrogen peroxide) oxy hóa liên kết đôi trong vết ố răng, làm cho nó bị thay đổi cấu trúc hóa học. Kết quả là nó trở thành một hợp chất có màu sáng hơn và tạo ra hiệu ứng tăng độ trắng.


Quá trình tẩy trắng có xu hướng làm tăng độ nhám bề mặt của men răng.

Đối với các vết ố bên trong xuất hiện từ các hợp chất kim loại, cách làm hiệu quả nhất là dùng miếng dán thay vì dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chất tẩy trắng tiếp xúc với nướu hoặc lưỡi của bạn, nó có thể gây bỏng mô mềm. Dù rằng việc bôi thuốc mỡ sát trùng có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của vết bỏng thì người ta cũng phải rất cẩn thận khi xử lý chất tẩy trắng răng. Nếu uống nhầm chất tẩy trắng, nó cũng có thể gây đau bụng nhẹ.

Cùng với đó, người ta cũng quan sát trắng quá trình tẩy trắng có xu hướng làm tăng độ nhám bề mặt của men răng và làm cho nó bị khử khoáng. Điều này khiến răng bị xốp, từ đó gây ra ê buốt. Nhiều người cho rằng việc tẩy trắng răng có thể khiến răng nhạy cảm hơn.

Theo vnreview