9 sự kỳ lạ của việc mang thai mà các bác sỹ ít tiết lộ

Chúng ta biết gì về việc mang thai? Buồn nôn, đau lưng, ốm nghén, muốn ăn những món ăn khác thường. Tuy nhiên những điều này thì ngay cả một đứa trẻ cũng biết. Nhưng bạn có biết rằng thai nhi có thể khóc? Hay về việc người ta truyền tai nhau rằng trẻ sơ sinh không có xương bánh chè trên thực tế chỉ là một lời đồn? Bạn đã sẵn sàng để đối mặt với những vết nám, tàn nhang trên khuôn mặt và cơ thể bạn trong quá trình mang thai? Khám Phá Mãi đã thu thập được những sự kỳ lạ của việc mang thai và trẻ sơ sinh mà những người đã từng trải hay bác sĩ sẽ không mấy khi nói cho bạn biết.

Sự kỳ lạ của việc mang thai: Có người mang thai tới 53 tuần

  • Quá trình mang thai kéo dài đến một năm không phải là chuyện hoang đường. Thông thường quá trình mang thai tính từ thời điểm thụ thai đến khi sinh kéo dài khoảng 266 ngày (tương đương với 38 tuần). Tuy nhiên trên thực tế khoảng thời gian này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Ví dụ, Beulah Hunter đã mang thai suốt 375 ngày. Thai nhi của cô phát triển chậm hơn bình thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhưng sau hơn 1 năm một bé gái khoẻ mạnh đã chào đời.
  • Trong nửa sau của thai kỳ, thai nhi đi tiểu tới 0.9 lít nước mỗi ngày và uống một phần sau đó.

Sự kỳ lạ của việc mang thai: tử cung của bà bầu

  • Tử cung lớn gấp 500 lần so với bình thường trong quá trình mang thai, nhưng nó sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con 2 tháng. Tử cung trước khi mang thai có kích thước giống như một quả đào, đến cuối thai kỳ nó đạt kích thước giống như quả dưa hấu vậy.
  • Một phụ nữ sẽ sản xuất lượng estrogen trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhiều hơn tổng số estrogen họ sản sinh ra trong 3 năm. Và lượng estrogen họ sản sinh trong suốt thai kỳ nhiều hơn lượng mà cơ thể sản sinh trong suốt cuộc đời họ.

Sự kỳ lạ của việc mang thai: cỡ chân của bà bầu

  • Trong thời gian mang thai, không chỉ eo và ngực của phụ nữ tăng nhanh về kích thước mà đôi chân của họ cũng vậy. Những lý do cho việc này là việc tích lũy chất lỏng quá mức mong đợi trong cơ thể người mẹ, mô sụn mềm do thay đổi nội tiết tố, áp lực trên vòm chân tăng do trọng lượng cơ thể tăng.
  • Trẻ có thể khóc trong bụng mẹ trước khi chúng được sinh ra. Chúng bắt đầu phát triển khả năng này trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ và việc khóc của trẻ thường do một số tiếng ồn trên bụng của người mẹ. Các video siêu âm cho thấy những đứa trẻ có những hành động giống như đang khóc như: mở miệng, uốn hay thè lưỡi và hơi thở bất thường giống như nấc lúc khóc.

Sự kỳ lạ của việc mang thai: khuôn mặt của bà bầu

  • Một vấn đề gặp phải thường xuyên ở phụ nữ mang thai là thay đổi sắc tố da. Có tời 90% các bà mẹ gặp phải vấn đề này. Những vết nám da, tàn nhang có thể xuất hiện trên khuôn mặt, đặc biệt là ở các vùng trán, mũi, cằm, gò má và mắt. Màu sắc của những vết nám, tàn nhang này phụ thuộc vào màu da ban đầu của người mẹ: làn da trắng thì các vết sẽ có màu sẫm và màu da tối thì các vết sẽ có màu sáng hơn.

 

Sự kỳ lạ của việc mang thai: da của bà bầu

  • Dấu vân tay của trẻ sơ sinh bình thường được hình thành từ tuần 10 đến tuần 19. Khi chúng được hình thành, chúng sẽ không thay đổi cho đến hết một đời người.
  • Những đứa trẻ chưa được sinh ra vẫn có thể cảm nhận, nếm và ngửi mùi thức ăn mà mẹ chúng sử dụng. Chúng được hấp thụ bởi nước ối và có thể hình thành sở thích ăn uống của chúng trong tương lai.

Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhất với người phụ nữ và gia đình của họ khi chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình. Nó cũng là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nhất. Bạn có bất ngờ với những điều mà chúng tôi chia sẻ, điều gì làm bạn ngạc nhiên nhất? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận nhé!