10 kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết

Những đứa trẻ mới chào đời là niềm hân hoan vui sướng của toàn thể gia đình nhưng chúng cũng mang đến cho các bậc phụ huynh nhiều trách nhiệm. Những người mới làm cha mẹ thường trải qua rất nhiều khó khăn khi chăm sóc em bé như bị thiếu ngủ, kỹ năng dỗ dành hay cho con bú… bởi vì họ thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh. Hãy sẵn sàng cho một trong những thay đổi lớn nhất cuộc đời bạn và nhớ rằng tiếng cười của những đứa trẻ sẽ cho thấy sự cố gắng của bạn thật đáng trân trọng.

Chúng tôi đã thực hiện một số nghiên cứu và đưa ra một danh sách những điều hữu ích cho những người mới làm cha làm mẹ. Hãy cùng Khám Phá Mãi giúp bạn chăm sóc thật tốt cho những mầm non trong tương lai!

1 Cách bế trẻ sơ sinh

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách bế trẻ sơ sinh

Một số người nói điều này là bản năng của phụ nữ. Nhưng khi đứa trẻ được trao cho bạn lần đầu tiên, chắc hẳn bạn cũng sẽ khá lúng túng khi không biết cách bế chúng. Có một nỗi sợ đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ là làm thế nào để bế đứa con cưng của mình một cách chính xác và cho bé dễ chịu nhất. Điều quan trọng là phải thật nhẹ nhàng và thận trọng.

Thời điểm này cổ của trẻ là nơi yếu nhất vì vậy khi bế, cha mẹ nên đặt bàn tay của mình dưới cổ của bé. Vì bé chưa thể giữ thẳng cổ nên nhiệm vụ của cha mẹ là phải đảm bảo rằng bạn ôm bé một cách chính xác – một tay đặt dưới đầu và một tay ôm bên hông.

Bạn cũng phải cẩn thận với những điểm mềm trên đầu của trẻ. Tránh chạm vào những điểm này càng ít càng tốt. Để bảo vệ tối đa và làm cho bé cảm thấy an toàn, hãy luôn để đầu của bé ở gần ngực của bạn.

2 Làm thế nào để các bà mẹ tự chăm sóc bản thân trong 30 ngày đầu?

Cách tự chăm sóc bản thân 30 ngày đầu sau sinh

Ba mươi ngày đầu sau sinh là quan trọng nhất vì đây là giai đoạn đầu bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tại thời điểm này, điều quan trọng là người mẹ phải tự chăm sóc bản thân để có đủ sức chăm sóc đứa trẻ một cách tốt nhất.

Đó là khuyến cáo dành cho các bà mẹ mới để ăn uống tốt và đúng cách, đặc biệt là nếu họ đang cho con bú. Giấc ngủ là một vấn đề lớn mà các bà mẹ mới phải đối mặt. Người ta thường khuyên rằng họ nên ngủ khi con họ ngủ. Điều này sẽ đảm bảo rằng họ được ngủ đủ giấc.

3Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách quấn khăn cho em bé

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách quấn khăn cho em bé

Quấn khăn là cách giúp em bé bình tĩnh và dễ chịu hơn.

  • Đầu tiên, gấp khăn thành hình thoi, gấp góc trên cùng xuống và đặt em bé lên khăn.
  • Kéo một bên của khăn lên ngực của em bé, nhét góc dưới cánh tay.
  • Bây giờ lấy phần dưới của khăn, gấp nó trên bàn chân và nhét nó sau vai.
  • Sau đó, kéo phần còn lại của khăn trên ngực của em bé và nhét nó bên dưới em bé.
  • Sau khi quấn chính xác, hãy bế em bé gần ngực của bạn.

Khi em bé đủ ấm thì chúng sẽ rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.

4 Cách cho bé bú sữa mẹ

Chăm sóc em bé: Các tư thế cho bé bú thoải mái nhất

Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng, đặc biệt là trong vài ngày đầu. Tuy nhiên sẽ có một vài khó khăn từ mẹ hoặc từ bé. Vì sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho em bé trong những ngày đầu tiên của cuộc đời nên điều quan trọng là phải cố gắng học hỏi để cho em bé bú đúng kỹ thuật.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thỉnh thoảng nó lại khá phức tạp. Những người mới làm mẹ có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như ít sữa, tắc tia sữa hay là nhiễm trùng vú.

Có rất nhiều kiểu mà các bà mẹ có thể áp dụng để cho con bú (xem hình trên) và bạn hãy chọn kiểu nào thoải mái nhất cho cả bạn và em bé. Nếu em bé của bạn buồn ngủ trong lúc bú thì bạn chỉ cần cù nhẹ vào chân để giúp bé tỉnh táo. Việc này sẽ giúp em bé được no trước khi đi ngủ.

5Kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách vỗ để bé ợ hơi

Kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách vỗ để bé ợ hơi

Ợ hơi là điều cần thiết để giúp cho em bé thoải mái, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên. Nếu bé được thoải mái thì sẽ ăn được nhiều và ngủ ngon hơn. Để giúp em bé ợ hơi, hãy bế sao cho cằm của bé đặt trên vai bạn. Hãy nhớ đặt tay vào cổ để cố định bé. Bây giờ hãy xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng.

Một cách khác giúp em bé ợ hơi là đặt bé nằm trên hai chân của bạn, giữ cằm và quai hàm của bé bằng tay để phần đầu của bé cao hơn một chút, tránh tình trạng máu bị dồn về phía đầu. Bây giờ, xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng.

6 Cách mát xa cho em bé

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Mát xa cho bé

Mát xa giúp cho xương và cơ bắp của trẻ sơ sinh cứng cáp hơn. Chúng ta không nên làm trước hoặc ngay sau khi bé ăn. Để mát xa cho bé thì bạn cần làm theo các bước sau: đặt em bé lên khăn hoặc trên một bề mặt thoải mái như giường và bắt đầu xoa bóp bằng dầu thực vật. Bắt đầu với chân, tiếp đến là cánh tay, sau đó là ngực và cuối cùng là lưng của em bé.

Mát xa không chỉ giúp xoa dịu mà còn giúp em bé khoẻ mạnh hơn.

7 Cách tắm cho em bé

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Tắm cho bé

Bất kỳ phụ huynh mới có con lần đầu cũng lo lắng, e ngại về việc tắm cho em bé của họ. Điều quan trọng cần lưu ý là trong tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh chỉ cần tắm bằng cách dùng khăn sạch lau rửa người. Bạn nên chờ cho đến khi dây rốn khô và tự rơi xuống để bắt đầu cho bé tắm bồn.

Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải cho bé tắm hàng ngày. Ngoài ra, cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi đưa em bé vào và không bao giờ được rời mắt khỏi bé dù chỉ là 1 giây.

8 Cách ru bé ngủ

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Ru bé ngủ

Vài ngày đầu tiên đặc biệt khó khăn khi cho bé ngủ.

Cha mẹ thường khá bỡ ngỡ trong việc cho bé ngủ khoảng thời gian này. Bé ở trong bụng mẹ tối tăm nên bước đầu tiên là chúng ta cần làm cho bé nhận thức được thế giới bên ngoài, đặc biệt là nhận thức ánh sáng. Bạn nên làm cho ánh sáng ban ngày và ban đêm phân định rõ, ví dụ như ban ngày thì bật điện sáng, ban đêm bạn sẽ che ánh điện lại cho ít ánh sáng hơn. Điều này sẽ giúp bé hiểu được sự khác biệt giữa đêm và ngày.

Em bé trong trạng thái “ngủ gà” trông sẽ rất dễ thương và bạn sẽ muốn hôn hoặc nói chuyện với chúng. Tuy nhiên điều đấy là không nên vì nó có thể đánh thức bé. Hãy kiên nhẫn cho đến khi bé đã tập được việc ngủ đúng giờ giấc.

9 Cách thay tã

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Thay tã cho bé

Đa số các bậc phụ huynh thường lúng túng và sợ công việc này. Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý là thay tã đúng cách cho đến khi dây rốn khô và rụng.

Không bao giờ để tã cao hơn dây rốn và không đặt một thứ gì trên khu vực đó.

Có một vài điều khác mà bạn nên ghi nhớ là luôn dùng khăn sạch lau cho bé từ trước ra sau, đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm trùng.

Luôn đảm bảo lau khô vùng da trước khi mặc tã mới. Nếu em bé bị hăm vùng mặc tã, hãy kiểm tra thường xuyên, tránh để tã quá đầy hoặc bẩn. Bạn nên trữ sẵn thuốc mỡ chống hăm để sử dụng khi cần thiết. Nên tránh sử dụng bất kỳ loại xà phòng hoặc mặc tã cho bé đến khi hết hăm.

10 Cách kết nối với em bé

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách kết nối với trẻ nhỏ

Cảm giác da kề da rất tốt cho cả mẹ và bé. Việc này bạn nên làm ngay sau khi đứa bé được sinh ra. Một điều quan trọng khác là hãy nhìn vào mắt của bé và nói chuyện với chúng. Nó có vẻ hơi lạ nhưng khi bạn nói chuyện với bé, thậm chí có thể bé không hiểu bạn đang nói gì nhưng nó thực sự hiệu quả. 

Bởi vì tầm nhìn của em bé thấp (chỉ 30 cm) nên bạn hãy đến gần hơn, mỉm cười và nói chuyện.

Hát những bài hát ru, mát xa cho bé và tận dụng thời gian một mình với em bé của bạn để tạo ra sự liên kết giữa hai mẹ con.

Bây giờ bạn đã có thông tin hữu ích về tất cả những điều quan trọng cần lưu ý để chăm sóc em bé . Hãy cùng chia sẻ nó với bạn bè để mọi người cùng nhau trời thành những ông bố, bà mẹ tốt.